Cao động vật với nhiều tác dụng đối với sức khỏe con người nên dành được sự quan tâm của rất nhiều người. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu hai loại cao phổ biến hiện nay là cao ngựa và cao mèo nhé!
Nguyên liệu để nấu cao ngựa và cao mèo
Đúng như tên gọi của nó, cao ngựa được nấu từ xương ngựa và cao mèo được nấu từ xương mèo. Cao ngựa sẽ có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào nguồn gốc của nguyên liệu như ngựa bạch, ngựa lùn, ngựa Hàn Quốc, ngựa Mông Cổ,.. nên khi mua sẽ có nhiều mức giá khác nhau.
Tương tự như cao ngựa, cao mèo sẽ có những loại như cao mèo thường, cao mèo đen, cao mèo rừng,...
Để nấu cùng 1 lượng cao thì sẽ mất số lượng mèo hơn ngựa do số lượng xương của một chú ngựa nhiều hơn mèo
Tác dụng của cao mèo là gì?
Nếu thịt mèo hay được ví như "tiểu hổ" có tính ngọt, chữa được một số chứng như hủi, lao, sốt rét,.. đặc biệt thịt mèo rất nhiều chất dinh dưỡng giúp bồi bổ cơ thể. Nhưng xương mèo lại có nhiều công dụng hơn khi được nấu thành cao.
Cao mèo có các tác dụng như:
- Cao mèo ngâm rượu uống là thuốc bổ, giảm đau nhức, dùng thích hợp cho người cao tuổi.
- Hỗ trợ điều trị Tăng sức đề kháng, tăng cường sinh lực, tăng lượng canxi, photpho, magie, kẽm
- Thư giãn gân cốt, hỗ trợ điều trị đau lưng, mỏi gối, chữa thấp khớp
- Bổ sung thiếu canxi trong máu
Ngoài ra, cao mèo hỗ trợ điều trị các loại bệnh như: đau nhức xương cốt, phong tê thấp, loãng xương, đau thần kinh tọa, bại liệt, hen suyễn mãn tính, suy nhược cơ thể, yếu sinh lý. Các bệnh về xương khớp ở người lớn tuổi, giúp ăn ngủ, ngủ ngon hơn mỗi ngày.
Đặc biệt, cao mèo còn có tác dụng bổ gân xương khớp như thấp khớp, đau nhức xương khớp, viêm đa khớp, thoái hóa khớp, đau cột sống, thoái hóa các đốt sống, cột sống, các bệnh về đĩa đệm, đau thần kinh tọa. Hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn, bệnh gout.
Lưu ý: Phụ nữ có thai và đang cho con bú không nên sử dụng cao mèo
Trong thời gian dùng cao hạn chế ăn thịt gà, tỏi, trái đào, trái mận.
|
Nên dùng cao ngựa hay cao mèo |
Tác dụng của cao ngựa là gì?
Nếu như cao mèo có những tác dụng như trên thì cao ngựa cũng không hề thua kém cụ thể:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp ở người lớn tuổi như loãng xương, thấp khớp, thoái hóa khớp, thoát vị đĩa đệm,...
- Bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể như các Acid Amin, collagen, calcium, photpho,..
- Hỗ trợ điều trị chứng biếng ăn, suy dinh dưỡng ở trẻ
- Cung cấp năng lượng
- Tốt cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Giúp người mới ốm dậy nhanh hồi phục sức khỏe,....
Tuy nhiên cao ngựa không sử dụng cho các đối tượng như người bị bệnh thận, gout,...
Cao ngựa với cao mèo thì cao nào tốt hơn
Nếu xét về khía cạnh tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh về xương khớp thì cao ngựa mang lại nhiều hiệu quả hơn. Ngoài ra cao ngựa khá lành nên có thể sử dụng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú còn cao mèo không dùng được cho phụ nữ có thai. Trong quá trình sử dụng cao ngựa không phải kiêng bất cứ loại thức ăn nào còn cao mèo thì phải kiêng.
Cao ngựa hay cao mèo đều có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người nên có thể chọn 1 trong hai loại để sử dụng.